Cordyceps

Cẩm nang sức khỏe: Cách chữa ngủ ngáy ở trẻ em

Minh Châu đăng lúc 4 năm trước

Ngủ ngáy ở trẻ có thể dẫn đến nguy cơ rối loạn thở khi ngủ và rối loạn thở khi ngủ có thể dẫn đến nhiều tác hại cho trẻ ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất, tinh thần lẫn trí tuệ của trẻ. Bài viết sau đây sẽ cho các bạn biết cách chữa ngủ ngáy ở trẻ em đơn giản và hiệu quả

Avatar detail

Nguyên nhân của tình trạng ngủ ngáy ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng ngủ ngáy như:

  • Viêm amidan, viêm VA
  • Hạch to vùng họng, nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Nghẹt mũi do viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng, cảm cúm
  • Dị dạng lệch vách ngăn, polyp mũi
  • Trẻ thừa cân, trẻ sống trong nhà có người hút thuốc lá
  • Khác thường trên khuôn mặt như sức vòm miệng, cằm ngắn.
  • Trẻ nhỏ đường thở hẹp có thể gây ngủ ngáy sinh lý

Khi nào trẻ ngủ ngáy đáng lo

Trẻ em ngủ ngáy là bệnh gì? Ngủ ngáy chia thành ngủ ngáy sinh lý và ngủ ngáy bệnh lý, trường hợp ngủ ngáy sinh lý thì là tình trạng bình thường không đáng lo, tuy nhiên nếu ngủ ngáy bệnh lý thì cần phải tìm nguyên nhân và điều trị.

  • Ngủ ngáy sinh lý: Là tình trạng bình thường của trẻ, nguyên nhân thường do gỉ mũi , khoang mũi và đường thở của bé khi mới sinh còn nhỏ, hẹp dẫn đến sự ma sát không khí gây ra ngủ ngáy. Khi trẻ càng lớn khoang mũi rộng ra thì hiện tượng ngủ ngáy sẽ mất đi
  • Ngủ ngáy bệnh lý: Thông thường trẻ càng lớn càng ít bị ngủ ngáy và âm thanh nhỏ dần. Nếu trường hợp trẻ từ 3-10 tuổi mà vẫn thấy ngủ ngáy, tiếng ngáy to, ngáy khi ngủ hơn 3 ngày trong tuần hoặc xảy ra tình trạng ngưng thở khi ngủ thì được coi là ngủ ngáy bệnh lý.

Ảnh hưởng của ngủ ngáy bệnh lý

Trường hợp ngủ ngáy bệnh lý thường có kèm theo rối loạn thở khi ngủ hay ngừng thở khi ngủ ở trẻ. Chứng rối loạn thở khi ngủ (SDB) là chỉ tình trạng khó thở trong suốt thời gian ngủ, còn ngưng thở khi ngủ (OSA) là tình trạng lặp đi lặp lại sực tắc nghẽn một phần hay toàn phần đường thở.

Ngủ ngáy bệnh lý sẽ rất nguy hiểm nếu không điều trị
Ngủ ngáy bệnh lý sẽ rất nguy hiểm nếu không điều trị

Khi hơi thở bị gián đoạn trong lúc ngủ cơ thể ngay lập tức nhận ra điều này như một hiện tượng nghẹn thở gây huyết áp tăng, não bị kích thích và tỉnh giấc ngủ, nồng độ oxy trong máu giảm.

Ngủ ngáy có nguy hiểm không? Chắc chắn là có bởi vì rối loạn thở khi ngủ và ngưng thở khi ngủ có thể gây những ảnh hưởng tới trẻ như:

  • Trẻ ngủ không đủ giấc nên thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày, ủ rũ dẫn đến kém tập trung khi ngủ, giảm khả năng học tập và làm việc
  • Đái dầm rối loạn thở khi ngủ làm tăng sản xuất nước tiểu vào ban đêm, có thể dẫn đến đái dầm ở trẻ
  • Tăng trưởng: Giảm sản xuất hormone tăng trưởng, dẫn đến trẻ chậm phát triển cơ thể, tăng trưởng chậm
  • Béo phì: Do SDB có thể làm tăng việc đề kháng với insulin hay do mệt mỏi nên trẻ giảm hoạt động thể chất dẫn đến tình trạng béo phì
  • Bệnh lý tim mạch: Tăng nguy cơ bệnh tăng huyết áp, các rối loạn tim mạch khác và bệnh lý ở phổi.
  • Giảm phát triển trí tuệ: Thường xuyên thiếu cung cấp oxy cho máu cũng như cho não dẫn đến giảm khả năng học tập sự chú ý.
  • Xã hội: Ảnh hưởng tới giấc ngủ của các trẻ khác khi ngủ cùng.

Cách chữa ngủ ngáy ở trẻ em hiệu quả

  • Nếu bạn nghi ngờ chứng ngủ ngáy ở bé có liên quan đến những rắc rối sức khỏe, bạn nên đưa bé đi khám. Những bé xuất hiện trục trặc về giấc ngủ nên được sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa (thường là khoa tai, mũi, họng)
  • Nếu bé đang trong tình trạng thừa cân, bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý và duy trì việc tập luyện thể dục, thể thao cho bé (bao gồm cả việc hạn chế bé xem tivi).
Kê cao đầu trẻ khi ngủ giúp giảm ngủ ngáy ở trẻ
Kê cao đầu trẻ khi ngủ giúp giảm ngủ ngáy ở trẻ
  • Bạn cũng nên hạn chế khói thuốc trong phòng ngủ của bé.
  • Bạn cũng nên thử điều chỉnh gối và tư thế ngủ cho bé: cho bé ngủ trên một chiếc gối thấp hơn để không gây sức ép lên vùng cổ họng của bé. Bạn nên chọn loại gối nhỏ, mềm và cao khoảng 3-5cm. Nằm nghiêng là tư thế ngủ có thể hạn chế được tiếng ngáy của bé so với tư thế nằm ngửa. Mùa lạnh, bạn nên giữ ấm cổ cho bé.
  • Nếu bé thỉnh thoảng mới ngủ ngáy thì không có vấn đề gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bé ngáy ngày một to và thường xuyên hơn thì bạn nên đưa bé đi khám sớm.

Trên đây là một số thông tin về bệnh ngủ ngáy và cách chữa ngủ ngáy ở trẻ em, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bé có một giấc  ngủ ngon và luôn khỏe mạnh.

Cẩm nang sức khỏe: Cách chữa ngủ ngáy ở trẻ em


Đánh giá

Thêm canxi không gây bệnh về mắt

Thêm canxi không gây bệnh về mắt

Các nhà khoa học thuộc Viện Mắt quốc gia Mỹ phát hiện bổ sung canxi vào chế độ ăn uống sẽ làm giảm nguy cơ bị thoái hóa

Cẩm nang sức khỏe: Cách chữa ngủ ngáy ở trẻ em
29/10/2019
1054 Lượt xem
0 Thảo luận
Danh mục
Sống khoẻ
Quảng cáo bottom
Thông tin cuối website
© 2017-2018 Thị Trường Thuốc
Chuyên trang tin tức về Thị Trường Thuốc
Văn phòng đại diện: 345 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM
Email: lienhe@thitruongthuoc.com
Hotline: 08 1800 6821

Ban biên tập Thị Trường Thuốc

Địa chỉ: 345 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM

Web đang xây dựng, mong Qúy khách góp ý để hoàn thiện hơn.

Địa chỉ: 345 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM

Email: lienhe@thitruongthuoc.com

© Copyright 2019 thitruongthuoc.com, all rights reserved. 

*** Website là TRANG THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ. Các bài viết trên trang chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

Thiết kế website www.webso.vn