Cordyceps

Hagimox 500 Caplet Chai: Chỉ định, chống chỉ định, cách dùng

Ds Phạm Thị Nhàn đăng lúc 3 năm trước

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tiết penicilinase và H. influenzae. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng. Bệnh lậu. Nhiễm khuẩn đường mật. Nhiễm khuẩn da, cơ do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, E. coli nhạy cảm với amoxicilin.

Avatar detail

Thành phần

  • Amoxicilin (dưới dạng amoxicilin trihydrat) .......................... 500 mg
  • Tá dược vừa đủ ...................................................................... 1 viên
  • (Aerosil, natri lauryl sulfat, magnesi stearat)

Dược lực học

  • Hagimox 500 Caplet với thành phần hoạt chất chính là amoxicilin, kháng sinh nhóm penicilin. Amoxicilin là aminopenicilin, bền trong môi trường acid, có phổ tác dụng rộng hơn benzylpenicilin, đặc biệt có tác dụng chống trực khuẩn Gram âm. Tương tự các penicilin khác, amoxicilin có tác dụng diệt khuẩn, do thuốc gắn vào một hoặc nhiều protein gắn penicilin của vi khuẩn (PBP) để ức chế sinh tổng hợp peptidoglycan, là một thành phần quan trọng của thành tế bào vi khuẩn. Cuối cùng vi khuẩn tự phân hủy do các enzym tự hủy của thành tế bào vi khuẩn (autolysin và murein hydrolase).
  • Amoxicilin có tác dụng invitro mạnh hơn ampicilin đối với Enterococcus faecalis, Helicobacter pylori và Salmonella spp., nhưng kém tác dụng hơn đối với Shigella spp. và Enterobacter. Amoxicilin dạng uống được ưa dùng hơn ampicilin dạng uống, đặc biệt trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, do được hấp thu hoàn toàn hơn từ đường tiêu hóa, nồng độ trong huyết tương, mô và dịch cao hơn, tần suất uống ít hơn và ít xảy ra các tác dụng không mong muốn (tiêu chảy) hơn.
  • Phổ tác dụng: Amoxicilin cũng như các aminopenicilin khác, có hoạt tính invitro chống đa số cầu khuẩn ưa khí Gram dương và Gram âm (trừ các chủng tạo penicilinase), một số trực khuẩn ưa khí và kỵ khí Gram dương và một số xoắn khuẩn. Thuốc cũng có hoạt tính invitro chống một vài trực khuẩn ưa khí và kỵ khí Gram âm, thuốc có tác dụng chống Mycoplasma, Rickettsia, nấm và virus. Vi khuẩn nhạy cảm khi nồng độ thuốc ức chế tối thiểu (MIC) nhỏ hơn hoặc bằng 4 microgam/ml và kháng thuốc khi MIC lớn hơn 16 microgam/ml. Đối với S. pneumoniae  nhạy cảm khi MIC nhỏ hơn hoặc bằng 5 microgam/ml và kháng thuốc nếu MIC lớn hơn 2 microgam/ml. Tỉ lệ kháng thuốc mắc phải có thể thay đổi tùy theo địa điểm và thời gian; đối với một số chủng cần có thông tin tham khảo tỉ lệ kháng thuốc tại chỗ, nhất là đối với bệnh nặng.
  • Vi khuẩn nhạy cảm:
  • Ưa khí Gram dương: S. aureus, S. epidermidis (không tạo penicilinase), Streptococci nhóm A, B, C và G; Streptococcus pneumoniae, viridans streptococci và một vài chủng Enterococci, Corynebacterium diptheriae, Listeria monocytogenes, Bacillus anthracis, Erysipelothrix rhusiopathiae, một vài chủng Nocardia (mặc dù đa số đã kháng).
  • Ưa khí Gram âm: Neisseria meningitidis và N. gonorrhoeae (không tạo penicilinase), Haemophilus influenzae và một vài chủng H. parainfluenzae và H. ducreyi, một số chủng Enterobacteriaceae, Proteus mirabilus, Salmonella và Shigella, P. vulgaris, Enterobacter aerogenes, Citrobacter freundii, Vibrio cholerae, Helicobacter pylori, Bordetella pertussis, Actinobacillus, Pasteurella multocida, Gardnerella vaginalis, Moraxella catarrhalis không tạo beta-lactamase.
  • Kỵ khí: Actinomyces, Aracchnia, Bifidobacterium, Clostridium tetani, C. perfringens, Eubacterium, Lactobacillus, Peptococcus, Peptostreptococcus và Propionibacterium, Fusobacterium.
  • Xoắn khuẩn: Treponema pallidum, Borelia burgdoferi gây bệnh Lyme.
  • Vi khuẩn nhạy cảm vừa: Vi khuẩn ưa khí Gram dương Enterococcus faecium.
  • Vi khuẩn kháng thuốc:
  • Vi khuẩn ưa khí Gram dương: Tụ cầu (Staphylococcus aureus).
  • Vi khuẩn ưa khí Gram âm: Acinetobacter alcaligenes, Moraxella catarrhalis tạo ra beta-lactamase, Campylobacter, Citrobacter freundii, Citrobacter koseri, Enterobacter, Klebsiella oxytoca, Klebsiella pneumoniae, Legionella, Morganella morganii, Proteus rettgeri, Proteus vulgaris, Providencia, Pseudomonas, Seratia, Yersinia enterocolitica.
  • Kỵ khí: Bacteroides fragilis.
  • Vi khuẩn khác: Mycobacterium, Mycoplasma, Rickettsia.
  • Kháng chéo hoàn toàn thường xảy ra giữa amoxicilin và ampicilin.
  • Cơ chế đề kháng là vi khuẩn tiết ra beta-lactamase, thủy phân vòng beta-lactam tạo những dẫn chất không có hoạt tính. Hoặc thay đổi tính thẩm thấu của màng tế bào vi khuẩn; biến mất hoặc biến đổi các transpeptidase.

Dược động học

  • Hấp thu: Amoxicilin bền vững trong môi trường acid dịch vị. Hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, nhanh và hoàn toàn hơn qua đường tiêu hóa so với ampicilin.
  • Phân bố: Sau khi uống liều 500 mg amoxicilin 1 - 2 giờ, nồng độ đỉnh amoxicilin trong máu đạt 5,5 - 11 microgam/ml và nồng độ thuốc trong huyết thanh giảm thấp hoặc không phát hiện được sau 6 - 8 giờ. Amoxicilin phân bố nhanh vào hầu hết các mô và dịch trong cơ thể, trừ mô não và dịch não tủy, nhưng khi màng não bị viêm thì amoxicilin lại khuếch tán vào dễ dàng. Thuốc đi qua hàng rào nhau thai và lượng nhỏ phân bố trong sữa mẹ. Amoxicilin liên kết protein huyết tương với tỉ lệ 17 - 20%. Thời gian bán thải của amoxicilin khoảng 1 - 1,5 giờ, dài hơn ở trẻ sơ sinh (3,7 giờ) và ở người cao tuổi. Ở người suy thận với hệ số thanh thải creatinin < 10 ml/ phút,  thời gian bán thải của thuốc dài khoảng 7 - 21 giờ.
  • Chuyển hóa: Amoxicilin được chuyển hóa một phần thành acid penicilloic không có hoạt tính chống vi khuẩn.
  • Thải trừ: Ở người lớn với chức năng thận bình thường, hệ số thanh thải amoxicilin huyết thanh là 283 ml/ phút. Khoảng 43 - 80% liều uống amoxicilin thải nguyên dạng ra nước tiểu trong vòng 6 - 8 giờ. Probenecid kéo dài thời gian thải của amoxicilin qua đường thận. Amoxicilin có nồng độ cao trong dịch mật và một phần thải qua phân.
  • Amoxicilin bị loại bỏ khi thẩm phân máu, thông thường quá trình thẩm phân từ 4 - 6 giờ sẽ loại bỏ 30 - 40% liều uống nếu dùng thuốc ngay trước khi thẩm phân.

Chỉ định

  • Amoxicilin được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm:
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tiết penicilinase và H. influenzae. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng. Bệnh lậu. Nhiễm khuẩn đường mật. Nhiễm khuẩn da, cơ do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, E. coli nhạy cảm với amoxicilin.
  • Phối hợp với các thuốc khác trong điều trị nhiễm H. pylori ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng.

Chống chỉ định

  • Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người bệnh có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại penicilin nào.
  • Dị ứng các cephalosporin.

Cảnh báo và thận trọng

  • Nên hỏi kỹ tiền sử phản ứng quá mẫn với penicilin, cephalosporin hoặc các dị nguyên khác trước khi khởi đầu điều trị bằng amoxicilin.
  • Đã có báo cáo về các phản ứng quá mẫn (phản vệ) và đôi khi gây tử vong ở những bệnh nhân điều trị bằng penicilin. Các phản ứng này thường xảy ra hơn ở những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với penicilin.
  • Thận trọng đối với bệnh nhân suy thận, phải điều chỉnh liều theo hệ số thanh thải creatinin.
  • Có thể xảy ra tiêu chảy do Clostridium difficile; phát triển quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm khi dùng kéo dài.
  • Đã có báo cáo kéo dài bất thường thời gian prothrombin (INR tăng) nhưng hiếm ở những bệnh nhân dùng amoxicilin và các thuốc chống đông máu dùng đường uống. Nên theo dõi thích hợp khi các thuốc chống đông máu được kê toa đồng thời. Có thể cần điều chỉnh liều các thuốc chống đông máu dùng đường uống để duy trì mức độ chống đông mong muốn.

Tương tác thuốc

  • Nifedipin làm tăng hấp thu amoxicilin. Khi dùng alopurinol cùng với amoxicilin sẽ làm tăng khả năng phát ban của amoxicilin. Probenecid làm giảm sự bài tiết amoxicilin ở ống thận, có thể làm gia tăng nồng độ của amoxicilin trong máu gây độc tính. Có thể có sự đối kháng giữa chất diệt khuẩn amoxicilin và các chất kìm khuẩn như cloramphenicol, tetracyclin.
  • Amoxicilin có khả năng làm giảm tác dụng thuốc tránh thai dạng uống.
  • Thuốc có thể gây kéo dài thời gian chảy máu và đông máu, vì vậy cần phải cẩn thận đối với những người bệnh đang điều trị bằng thuốc chống đông máu (warfarin).
  • Methotrexat: Làm tăng độc tính trên huyết học của methotrexat do bị kháng sinh nhóm penicilin ức chế bài tiết qua ống thận.

Tác dụng phụ 

  • Thường gặp, ADR > 1/100:
  • Ngoại ban (1,4 - 10%), thường xuất hiện chậm, sau 7 ngày điều trị.
  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau thượng vị (2%), tiêu chảy (0,5 - 5%) ở người lớn, tỉ lệ cao hơn ở trẻ em và người lớn tuổi (phân lỏng 42% ở trẻ em dưới 8 tháng, 20% ở trẻ em từ 8 - 16 tháng và 8,5% ở trẻ em 24 - 36 tháng).
  • Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:
  • Phản ứng quá mẫn: Ban đỏ, ban dát sần và mày đay, đặc biệt là hội chứng Stevens-Johnson.
  • Hiếm gặp, ADR < 1/1000:
  • Gan: Tăng nhẹ SGOT (AST).
  • Thần kinh trung ương: Kích động, vật vã, lo lắng, mất ngủ, lú lẫn, thay đổi ứng xử và/hoặc chóng mặt.
  • Tiêu hóa: Viêm đại tràng có màng giả do Clostridium difficile; viêm tiểu - đại tràng cấp với triệu chứng đau bụng và đi ngoài ra máu, không liên quan đến Clostridium difficile.
  • Máu: Thiếu máu, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt.
  • Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
  • Hướng dẫn cách xử trí ADR:
  • Những phản ứng không mong muốn của amoxicilin ở đường tiêu hóa, ở máu thường mất đi khi ngừng điều trị. Khi viêm đại tràng có màng giả nặng, cần bồi phụ nước, điện giải và protein; điều trị bằng metronidazol và vancomycin đường uống. Mày đay, các dạng ban khác và những phản ứng giống bệnh huyết thanh có thể điều trị bằng kháng histamin, và nếu cần, dùng liệu pháp corticosteroid toàn thân. Tuy nhiên khi phản ứng như vậy xảy ra, phải ngưng dùng amoxicilin, trừ khi có ý kiến của Thầy thuốc trong những trường hợp đặc biệt, nguy hiểm đến tính mạng mà chỉ có amoxicilin mới giải quyết được.
  • Nếu phản ứng dị ứng xảy ra như ban đỏ, phù Quincke, sốc phản vệ, hội chứng Stevens-Johnson, phải ngừng liệu pháp amoxicilin và ngay lập tức điều trị cấp cứu bằng adrenalin, thở oxy, liệu pháp corticoid tiêm tĩnh mạch và thông khí, kể cả đặt nội khí quản và không bao giờ được điều trị bằng penicilin hoặc cephalosporin nữa.

Hướng dẫn sửu dụng

  • Uống trước hoặc sau bữa ăn đều được.
  • Trẻ em dưới 10 tuổi hoặc trẻ em < 40 kg: Khuyến cáo nên sử dụng hàm lượng và dạng bào chế phù hợp.
  • Nhiễm vi khuẩn nhạy cảm ở đường hô hấp, da, đường tiết niệu:
  • Liều uống cho người lớn và trẻ em trên 10 tuổi hoặc trẻ em ³ 40 kg có chức năng thận bình thường:
  • Nhiễm khuẩn nhẹ, vừa: 500 mg cách 12 giờ/ lần.
  • Nhiễm khuẩn nặng: 500 mg cách 8 giờ/ lần.
  • Bệnh lậu:
  • Người lớn: Liều duy nhất 3 g.
  • Nhiễm Helicobacter pylori:
  • Liệu pháp bộ 3: 1 g amoxicilin phối hợp với clarithromycin 500 mg và lansoprazol 30 mg uống 2 lần mỗi ngày trong 14 ngày.
  • Liệu pháp kép: 1 g amoxicilin phối hợp với lansoprazol 30 mg uống 3 lần mỗi ngày trong 14 ngày.
  • Đối với người suy thận, phải giảm liều theo hệ số thanh thải creatinin:
  • Người lớn:
  • Cl creatinin < 10 ml/ phút: 250 - 500 mg/ 24 giờ phụ thuộc vào mức độ nặng của nhiễm khuẩn.
  • Cl creatinin 10 - 30 ml/ phút: 250 - 500 mg/ 12 giờ phụ thuộc vào mức độ nặng của nhiễm khuẩn.
  • Cl creatinin < 30 ml/ phút: Không được dùng viên nén chứa 875 mg amoxicilin.
  • Bệnh nhân thẩm phân máu: 250 - 500 mg/ 24 giờ phụ thuộc vào mức độ nặng của nhiễm khuẩn và một liều bổ sung trong và sau mỗi giai đoạn thẩm phân.
  • Hiện tại không có liều khuyến cáo cho bệnh nhân nhi suy giảm chức năng thận.
  • Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ.

Mua Hagimox 500 Cap ở đâu? Giá bao nhiêu?

  • Giá tham khảo: Liên hệ.
  • Cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ: Nhà Thuốc Minh Châu - MC Pharmacy
  • Địa chỉ: 161 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0899 39 1368

Hagimox 500 Caplet Chai: Chỉ định, chống chỉ định, cách dùng


Đánh giá

Hagimox 500 Caplet Chai: Chỉ định, chống chỉ định, cách dùng
29/03/2021
400 Lượt xem
0 Thảo luận
Danh mục
Thuốc tây
Quảng cáo bottom
Thông tin cuối website
© 2017-2018 Thị Trường Thuốc
Chuyên trang tin tức về Thị Trường Thuốc
Văn phòng đại diện: 345 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM
Email: lienhe@thitruongthuoc.com
Hotline: 08 1800 6821

Ban biên tập Thị Trường Thuốc

Địa chỉ: 345 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM

Web đang xây dựng, mong Qúy khách góp ý để hoàn thiện hơn.

Địa chỉ: 345 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM

Email: lienhe@thitruongthuoc.com

© Copyright 2019 thitruongthuoc.com, all rights reserved. 

*** Website là TRANG THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ. Các bài viết trên trang chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

Thiết kế website www.webso.vn