Cordyceps

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là gì?

Minh Châu đăng lúc 4 năm trước

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh có tỉ lệ người mắc rất cao hiện tại, do nhiều yếu tố ảnh hưởng như: lối sống, dinh dưỡng, thời tiết, tuổi tác gây ra. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là gì? Cách phòng ngừa và điều trị viêm khớp dạng thấp? Xem ngay bài viết dưới đây

Avatar detail

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Để biết được những tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp thì trước tiên ta cần tìm hiểu viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn điển hình, diễn biến mạn tính với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề do đó cần được điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các biện pháp điều trị hữu hiệu để làm ngưng hay làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Để biết được những tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp ta cần tìm hiểu nguyên nhân.

  • Tác nhân gây bệnh: có thể là virus, vi khuẩn, dị nguyên nhưng chưa được xác định chắc chắn.
  • Yếu tố cơ địa: bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính (70-80% bệnh nhân là nữ) và tuổi (60-70% gặp ở người trên 30 tuổi).
  • Yếu tố di truyền: viêm khớp dạng thấp có tính gia đình, có liên quan với kháng nguyên hóa hợp tổ chức HLA DR4 (gặp 60-70% bệnh nhân có yếu tố này, trong khi tỷ lệ này ở cộng đồng chỉ là 30%).
  • Các yếu tố thuận lợi khác: môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh, phẫu thuật.
Những nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp phổ biến
Những nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp phổ biến

Vậy các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là gì?

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp thứ nhất. Giai đoạn khởi phát: Bệnh thường khởi phát từ từ, tăng dần, chỉ khoảng 10-15% bệnh bắt đầu đột ngột và cấp tính. Trước khi có triệu chứng của khớp, bệnh nhân có thể có biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút, ra nhiều mồ hôi, tê các đầu chi. Giai đoạn này kéo dài vài tuần đến vài tháng rồi chuyển sang giai đoạn toàn phát.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp thứ hai. Giai đoạn toàn phát: Thường xuất hiện viêm đau nhiều khớp (nên còn gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp). Trong đó hay gặp nhất là các khớp cổ tay, khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón, khớp gối, khớp cổ chân, khớp ngón chân, khớp khuỷu. Các khớp ít gặp như: khớp háng, cột sống, khớp vai, khớp ức đòn, nếu có viêm các khớp này cũng thường là ở giai đoạn muộn.

Nếu không kịp thời điều trị thì biến chứng thường gặp nhất và gây ảnh hưởng rất nhiều của bệnh viêm khớp dạng thấp là sự biến dạng khớp và mô xung quanh khớp, từ đó làm mất chức năng khớp. Sau 10 năm bị bệnh, có khoảng 10 đến 15% số người bệnh bị tàn phế, không thể tự sinh hoạt mà phải nhờ đến sự trợ giúp của người khác. Ngoài việc gây biến dạng khớp, bệnh viêm khớp dạng thấp còn gây ra các biến chứng trên các cơ quan khác của cơ thể như tim, gan, thận… nên viêm khớp dạng thấp được xem là bệnh toàn thân, và đôi khi được xem là bệnh thấp khớp.

Triệu chứng biểu hiện viêm khớp dạng thấp
Triệu chứng biểu hiện viêm khớp dạng thấp

Bệnh nhân có thể không thấy biểu hiện triệu chứng gì trong thời gian dài. Tuy nhiên, viêm khớp dạng thấp là một bệnh tăng tiến không ngừng có khả năng hủy hoại khớp xương và gây tàn tật. Nó là bệnh mãn tính kéo dài hàng chục năm, đòi hỏi quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục có khi đến hết cả đời.

Cách phòng ngừa, điều trị viêm khớp dạng thấp

Dựa vào những tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp như trên thì hoàn toàn có thể phòng và chữa bệnh từ những tiêu chuẩn ấy.

Tập luyện: Người bị viêm khớp dạng thấp nên dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện các môn thể thao phù hợp sức khỏe như: bơi, đi bộ. Việc tập luyện nên tuân thủ theo nguyên tắc quá trình tập cần nghỉ 5-10 phút, tránh tập liên tục. Việc tập luyện phù hợp không chỉ giúp tăng cường nhịp hô hấp và nhịp tim mà còn không gây áp lực quá lớn đến các khớp, ngược lại sẽ giúp các khớp không bị tê cứng, linh hoạt, giảm đau nhức và máu lưu thông tốt hơn. Người bị viêm khớp dạng thấp không nên đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu và phải luôn giữ tư thế thẳng, cân đối khi đứng, đi và ngồi.

Dinh dưỡng và lối sống: Để có bộ xương chắc khỏe, người bị viêm khớp dạng thấp cần bổ sung chế độ ăn giàu canxi và vitamin D. Ngoài các sản phẩm từ sữa, rau xanh, cá, trứng cũng là lựa chọn cho người bị viêm khớp dạng thấp.

Xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp phòng viêm khớp
Xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp phòng viêm khớp

Ngoài hai phương pháp và những tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp như trên người bệnh có thể kết hợp bổ sung các loại thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tốt nhất:

Dựa vào những tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp thì Hadariki Glucosamine 1500mg, Chondroitin 1000mg, MSM 500mg là loại thực phẩm bổ sung tốt nhất được kể đến. Hàm lượng các dưỡng chất có trong Hadariki Glucosamine là rất cao lần lượt như sau: Glucosamine 1500mg, Chondroitin 1000mg, MSM 500mg, do đó có thể khẳng định rằng sản phẩm sẽ mang lại những hiệu quả rất tích cực cho người sử dụng. Nỗi lo về các cơn đau xương khớp mỗi khi trái gió trở trời sẽ không còn khi có Glucosamine Hadariki cùng đồng hành.

Cùng với đó Hadariki Calcium 600mg + D3 500 viên là sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp giúp bổ sung hàm lượng Canxi và Vitamin D3 giúp xương luôn chắc khỏe, chống lại các bệnh về xương, tăng cường sự hấp thụ Canxi của cơ thể khiến cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh nhất.

Trên đây là một số tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp và những phương pháp giúp người bệnh viêm khớp dạng thấp phòng ngừa và có hướng điều trị tốt nhất

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là gì?


Đánh giá

Thêm canxi không gây bệnh về mắt

Thêm canxi không gây bệnh về mắt

Các nhà khoa học thuộc Viện Mắt quốc gia Mỹ phát hiện bổ sung canxi vào chế độ ăn uống sẽ làm giảm nguy cơ bị thoái hóa

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là gì?
29/10/2019
913 Lượt xem
0 Thảo luận
Danh mục
Sống khoẻ
Quảng cáo bottom
Thông tin cuối website
© 2017-2018 Thị Trường Thuốc
Chuyên trang tin tức về Thị Trường Thuốc
Văn phòng đại diện: 345 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM
Email: lienhe@thitruongthuoc.com
Hotline: 08 1800 6821

Ban biên tập Thị Trường Thuốc

Địa chỉ: 345 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM

Web đang xây dựng, mong Qúy khách góp ý để hoàn thiện hơn.

Địa chỉ: 345 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM

Email: lienhe@thitruongthuoc.com

© Copyright 2019 thitruongthuoc.com, all rights reserved. 

*** Website là TRANG THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ. Các bài viết trên trang chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

Thiết kế website www.webso.vn