Cordyceps

Cha mẹ và ông bà chịu phần lớn trách nhiệm cho các vụ ngộ độc thuốc ở trẻ em

Hân Nguyên đăng lúc 4 năm trước

Các bậc phụ huynh cần chú ý bảo quản thuốc cẩn thận sau khi sử dụng vì hàng năm đều có số lượng lớn trẻ em bị ngộ độc do vô tình nuốt phải thuốc của người lớn.

Avatar detail

Các bậc phụ huynh, cha mẹ và ông bà của trẻ, cần chú ý về những thông tin này vì nó đặc biệt nghiêm trọng. Hơn một nửa số trẻ em dưới 5 tuổi bị ngộ độc thuốc kê đơn đã nuốt phải chúng sau khi người lớn gỡ bỏ bao bì an toàn chống trẻ em. 

Những loại thuốc này bao gồm thuốc để điều trị bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim, rất nguy hiểm cho trẻ em ngay cả với liều lượng nhỏ. Đây là những phát hiện đáng lo ngại từ một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Nhi khoa, đã phân tích lý do đằng sau 4496 cuộc gọi đến 5 trung tâm chống độc ở Arizona, Florida và Georgia trong khoảng thời gian 8 tháng vào năm 2017.

Nghiên cứu cho thấy rằng khi phụ huynh lấy thuốc của họ ra khỏi các hộp đựng khó mở và đặt chúng ở những nơi dễ tiếp cận để thuận tiện, họ vô tình khiến 50.000 trẻ em đến phòng cấp cứu mỗi năm vì nuốt phải những viên thuốc nguy hiểm khi người lớn không chú ý.

"Những dữ liệu này cho thấy có lẽ đã đến lúc cần chú trọng hơn vào việc khuyến khích người lớn giữ thuốc trong các hộp đựng có tính năng chống trẻ em", tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Daniel Budnitz, thuộc Phòng Xúc tiến Chất lượng Y tế tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cho biết.

Được biết, nghiên cứu trên do CDC hợp tác với Trường Y khoa Đại học Emory Atlanta và Trung tâm Ngộ độc Georgia để phân tích.

Nghiên cứu cho thấy cha mẹ và ông bà có nhiều khả năng thực hiện một hoặc nhiều điều sau đây cho phép trẻ em tiếp cận với các loại thuốc nguy hiểm tiềm tàng: Ông bà thường lấy thuốc ra khỏi hộp đựng chống trẻ em để cho vào hộp đựng hàng ngày dễ mở để nhớ uống thuốc; Người lớn lấy thuốc ra và đặt chúng trên bàn cạnh giường hoặc quầy bếp để ai đó lấy sau đó hoặc cho thuốc vào bịch nhựa hoặc các hộp nhỏ, dễ mở khác khi đi du lịch; Phụ huynh làm rơi hoặc đổ thuốc và không tìm thấy khi nhặt chúng.

Khi Đạo luật Bao bì Ngăn ngừa Ngộ độc được thông qua vào năm 1970, những trường hơp tử vong do ngộ độc thuốc không chủ ý ở trẻ em đã giảm đáng kể.

Nhưng vào những năm 2000, việc sử dụng thuốc theo toa ở Mỹ đã tăng lên, do các yếu tố như tăng sử dụng statin, thuốc chống trầm cảm, hen suyễn và thuốc trị tiểu đường, cũng như tình trạng người dân ngày càng nghiện thuốc giảm đau opioids. Khi việc uống thuốc tăng lên, trẻ em cũng vô tình nuốt phải chúng nhiều hơn.

Vào năm 2010, chẳng hạn, đã có 540.000 cuộc gọi đến các trung tâm kiểm soát ngộ độc của Hoa Kỳ từ những người lớn lo lắng về một đứa trẻ nuốt phải thuốc; trong cùng năm đó đã có khoảng 75.000 ca cấp cứu, nghiên cứu cho biết.

Nghiên cứu cho thấy 70% các cuộc thăm khám tại khoa cấp cứu vì phơi nhiễm thuốc không được giám sát ở trẻ nhỏ là do trẻ đã uống thuốc, hoặc khoa học gọi là "thuốc liều dạng rắn".

Để tìm hiểu làm thế nào những đứa trẻ có được viên thuốc, các nhà nghiên cứu đã đào tạo công nhân tại 5 trung tâm kiểm soát ngộ độc để hỏi những câu hỏi cụ thể của những phụ huynh lo lắng về đứa trẻ đã nuốt phải những viên thuốc rắn mà họ không biết. Thuốc dạng chất lỏng, nhai và viên ngậm đã được loại trừ, như là những viên thuốc được nghiền nát để trộn với thức ăn.

Cuộc khảo sát cho thấy trong 1/3 của tất cả các cuộc gọi, đứa trẻ có thể nuốt phải thuốc vì nó đã được gỡ bỏ khỏi hộp đựng hoặc bao bì ban đầu. Nhưng những gì người lớn đã làm với những viên thuốc đó khác nhau, tùy thuộc vào loại thuốc.

Nghiên cứu cho thấy, thuốc tiểu đường và trợ tim có nhiều khả năng được đưa vào các hộp thuốc có tổ chức, trong khi thuốc ADHD và opioid có nhiều khả năng được tìm thấy bên ngoài ở bất kỳ chỗ nào.

CDC cho biết: "Các loại thuốc không kê đơn thường được lấy khỏi từ các hộp đựng ban đầu, nhưng đối với nhiều loại thuốc này, không cần phải có bao bì kháng trẻ em vì khả năng gây độc tính thấp".

"Có một cơ hội để đổi mới các lựa chọn hộp đựng thuốc giúp thúc đẩy sự tuân thủ của người lớn và cung cấp tính di động, thuận tiện, trong khi vẫn duy trì sự an toàn của trẻ em", Budnitz nói. Phương án tốt nhất vẫn là giữ thuốc trong bao bì chống trẻ em ban đầu.

Tuy nhiên, nếu cần phải loại bỏ các bao bì đó, CDC gợi ý các biện pháp phòng ngừa sau: Luôn đóng lại hộp chứa sau mỗi lần sử dụng và kiểm tra kỹ xem nó đã được đóng chưa; Không để hộp đựng thuốc trong tầm mắt (đặt lên cao, xa tầm tay trẻ em và tầm nhìn ngay sau mỗi lần sử dụng); Nếu làm đổ thuốc, hãy đảm bảo tất cả chúng đều được nhặt sạch, chẳng hạn như hút bụi khu vực đó.

Hân Nguyên
* Theo: VietQ.vn

Cha mẹ và ông bà chịu phần lớn trách nhiệm cho các vụ ngộ độc thuốc ở trẻ em


Đánh giá

Cha mẹ và ông bà chịu phần lớn trách nhiệm cho các vụ ngộ độc thuốc ở trẻ em
26/02/2020
775 Lượt xem
0 Thảo luận
Danh mục
Sức khỏe
Quảng cáo bottom
Thông tin cuối website
© 2017-2018 Thị Trường Thuốc
Chuyên trang tin tức về Thị Trường Thuốc
Văn phòng đại diện: 345 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM
Email: lienhe@thitruongthuoc.com
Hotline: 08 1800 6821

Ban biên tập Thị Trường Thuốc

Địa chỉ: 345 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM

Web đang xây dựng, mong Qúy khách góp ý để hoàn thiện hơn.

Địa chỉ: 345 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM

Email: lienhe@thitruongthuoc.com

© Copyright 2019 thitruongthuoc.com, all rights reserved. 

*** Website là TRANG THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ. Các bài viết trên trang chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

Thiết kế website www.webso.vn