Cordyceps

Cẩm nang sức khỏe: Polyp đại tràng là gì?

Minh Châu đăng lúc 4 năm trước

Bệnh polyp đại tràng là tình trạng tổn thương nhỏ lành tính có hình dạng như khối u. Tuy nhiên, với một số người, polyp có thể phát triển thành ác tính và dẫn đến ung thư. Sớm nhận biết triệu chứng và điều trị kịp thời là cách bảo vệ cơ thể khỏi những biến chứng nguy hiểm từ bệnh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị polyp đại tràng là gì qua bài viết sau.

Avatar detail

1. Polyp đại tràng là gì?

Polyp đại tràng là tình trạng các tổ chức tân sinh được tạo ra do sự tăng sinh tổ chức quá mức phát triển thành khối u lồi vào trong lòng đại tràng. Phần lớn polyp đại tràng là tổ chức lành tính, không phải là ung thư. Đồng thời, bệnh Polyp trực tràng khá thường gặp, đặc biệt là ở người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc polyp đại tràng nên không thể xem thường bệnh này.

Theo các bác sĩ, Polyp đại tràng có nhiều loại khác nhau, cụ thể:

  • Về hình thái: polyp đại tràng có thể có cuống hoặc không có cuống.
  • Về số lượng: có thể có một polyp hoặc có rất nhiều polyp đại tràng tồn tại trên cơ thể.
  • Về kích thước: polyp đại tràng có đường kính dao động từ một vài mi-li-mét đến vài cen-ti-mét.

Một số loại polyp đại tràng mang tính chất gia đình hoặc có tính di truyền. Trong những trường hợp này thường có biểu hiện bệnh lý khá rõ ràng kèm theo một số biểu hiện bệnh lý cụ thể. Ngược lại một số loại polyp đại tràng xuất hiện do hậu quả của quá trình đột biến gen. Tuy nhiên, đối tượng có người thân trong gia đình bị polyp đại tràng thì nguy cơ bị bệnh sẽ cao hơn những người bình thường.

Hiện nay, đối tượng mắc polyp đại tràng thường diễn ra ở những nhóm đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh. Theo chuyên gia y tế, nhóm đối tượng polyp đại tràng tỷ lệ cao nhất có các đặc điểm:

  • Tuổi trên 50.
  • Tiền sử trước đó đã bị polyp đại tràng.
  • Có người thân trong gia đình có polyp đại tràng hoặc bị ung thư đại tràng.
  • Nhóm đối tượng có thói quen ăn nhiều thịt và đồ béo.
Đối tượng mắc polyp đại tràng từ 50 tuổi trở lên
Đối tượng mắc polyp đại tràng từ 50 tuổi trở lên
  • Những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc.
  • Những người uống nhiều rượu và đồ uống có cồn liên tục trong thời gian dài.
  • Những người thừa cân – béo phì hoặc có cân nặng tăng đột biến trong thời gian ngắn.
  • Đối tượng lười vận động hoặc làm công việc rất ít vận động, nằm hoặc ngồi nhiều.

Để phòng tránh được nguy cơ polyp đại tràng người bệnh cần rèn luyện thói quen sinh hoạt và ăn uống điều độ, khoa học. Đồng thời, khi có dấu hiệu mắc bệnh cần đi khám và điều trị sớm để bệnh không tiến triển thành ác tính.

2. Nguyên nhân gây polyp đại tràng là gì?

Polyp rất phổ biến ở nam và nữ thuộc mọi chủng tộc, các yếu tố như chế độ ăn uống và môi trường đóng vai trò nhất định trong việc hình thành polyp như :

  • Chế độ ăn nhiều chất béo
  • Chế độ ăn nhiều thịt đỏ
  • Chế độ ăn ít chất xơ
  • Hút thuốc lá
  • Béo phì

Sử dụng aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác, chế độ ăn giàu canxi có thể giúp làm giảm nguy cơ bị ung thư đại trực tràng.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh Polyp đại tràng
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh Polyp đại tràng

Tuổi - Ung thư đại trực tràng và polyp không phổ biến trước tuổi 40. 90% các trường hợp xảy ra sau 50 tuổi, với nam giới hay gặp hơn phụ nữ, do đó, sàng lọc ung thư đại trực tràng thường được khuyến nghị bắt đầu ở tuổi 50 cho cả hai giới. Phải mất khoảng 10 năm để một polyp nhỏ phát triển thành ung thư.

Tiền sử gia đình và di truyền học - Polyp và ung thư đại trực tràng có xu hướng gặp nhiều người trong gia đình, cho thấy các yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển polyp. Nguyên tắc chung để sàng lọc ung thư đại trực tràng nên bắt đầu ở độ tuổi sớm hơn ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư hoặc polyp.

Ngoài ra một số bệnh di truyền hiếm gặp có thể gây ra tỷ lệ cao bị ung thư đại trực tràng ở lứa tuổi sớm hơn. Các xét nghiệm về gen có thể được khuyến nghị cho các gia đình có tỷ lệ ung thư cao

3. Triệu chứng polyp đại tràng là gì?

Thông thường, bệnh nhân bắt đầu có các khối polyp to nhỏ khác nhau trong đại tràng từ tuổi dậy thì nhưng hiếm khi xuất hiện triệu chứng trước tuổi 33.

Có tới hơn 2/3 tổng số bệnh nhân bị polyp không có triệu chứng. Số còn lại thường có biểu hiện như:

  • Dễ bị tiêu chảy.
  • Có người bị tiêu chảy xen kẽ với táo bón.
  • Có người đi ngoài phân có lẫn máu.
  • Có một số ít trường hợp đi ngoài bình thường nhưng lại có biểu hiện đau quặn bụng dọc theo khung đại tràng.
  • Có một số bệnh nhân có biểu hiện giống viêm dạ dày mạn tính với triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu.
Nhận biết các triệu chứng của polyp đại tràng để có cách điều trị kịp thời
Nhận biết các triệu chứng của polyp đại tràng để có cách điều trị kịp thời

Khi số lượng polyp trong đại tràng quá nhiều, cần phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột già có polyp để tránh nguy cơ chuyển thành ung thư đại tràng. Polyp đại tràng có hai dạng thường gặp đó là polyp tăng sản và polyp tuyến.

- Polyp tăng sản:

  • Dạng này thường có kích thước nhỏ.
  • Hay gặp ở đoạn cuối của đại tràng: trực tràng và đại tràng Sigma.
  • Dạng polyp tăng sản rất ít khi trở thành ác tính.

- Polyp tuyến:

  • Có tới 2/3 tổng số polyp đại tràng là polyp tuyến.
  • Đa số chúng không phát triển thành ung thư, mặc dù chúng có tiềm năng này.
  • Polyp tuyến lại thường được phân loại theo kích thước, hình dáng và đặc điểm mô học của chúng qua sinh thiết.
  • Polyp tuyến càng lớn thì khả năng ung thư hóa càng cao. Vì vậy các khối polyp lớn cần phải sinh thiết hoặc cắt bỏ hoàn toàn rồi gửi đi làm giải phẫu bệnh
  • Rất khó để phân biệt hai dạng polyp này nếu chỉ dựa trên hình ảnh nội soi, do đó các polyp tăng sản vẫn được cắt bỏ và gửi đi làm tế bào học giống như polyp tuyến.

4. Cách điều trị và phòng tránh polyp đại tràng là gì?

Cách điều trị polyp nói chung là tiến hành cắt bỏ polyp trong quá trình nội soi, nếu phát hiện ra có polyp. Nếu polyp quá to không thể cắt bằng nội soi, bác sĩ sẽ xử trí bằng phương pháp phẫu thuật.

Với những polyp to ở đại tràng đã chuyển sang ung thư giai đoạn sớm nếu khối polyp không quá to và chưa dính sâu vào thành ruột già thì bác sĩ vẫn có thể cắt được. Nếu ung thư xâm lấn gây ảnh hưởng đến các đoạn của ruột già thì cần phải phẫu thuật cắt bỏ chúng.

Cắt polyp là cách điều trị nhanh và hiệu quả nhất hiện nay
Cắt polyp là cách điều trị nhanh và hiệu quả nhất hiện nay

Sau khi cắt polyp thành công qua nội soi, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nội soi kiểm tra lại trong vòng 3 - 6 tháng sau đó. Nếu bệnh nhân ổn định, sẽ tiếp tục theo dõi, kiểm tra trong vòng 1 - 3 năm tiếp theo.

Trong quá trình theo dõi, nếu phát hiện polyp tái phát, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ các khối polyp tái phát qua nội soi.

Cách phòng tránh polyp

  • Không nên hút thuốc lá.
  • Không uống rượu bia.
  • Tăng cường tập thể dục.
  • Tránh tình trạng béo phì.
  • Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây.
  • Hạn chế ăn chất béo và thịt có màu đỏ.
  • Bổ sung thêm calcium từ thức ăn và sữa.

Trên đây là tất cả những thông tin để giải đáp về bệnh polyp đại tràng là gì, hy vọng bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe mình tốt nhất.

Cẩm nang sức khỏe: Polyp đại tràng là gì?


Đánh giá

Thêm canxi không gây bệnh về mắt

Thêm canxi không gây bệnh về mắt

Các nhà khoa học thuộc Viện Mắt quốc gia Mỹ phát hiện bổ sung canxi vào chế độ ăn uống sẽ làm giảm nguy cơ bị thoái hóa

Cẩm nang sức khỏe: Polyp đại tràng là gì?
17/10/2019
690 Lượt xem
0 Thảo luận
Danh mục
Sống khoẻ
Quảng cáo bottom
Thông tin cuối website
© 2017-2018 Thị Trường Thuốc
Chuyên trang tin tức về Thị Trường Thuốc
Văn phòng đại diện: 345 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM
Email: lienhe@thitruongthuoc.com
Hotline: 08 1800 6821

Ban biên tập Thị Trường Thuốc

Địa chỉ: 345 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM

Web đang xây dựng, mong Qúy khách góp ý để hoàn thiện hơn.

Địa chỉ: 345 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM

Email: lienhe@thitruongthuoc.com

© Copyright 2019 thitruongthuoc.com, all rights reserved. 

*** Website là TRANG THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ. Các bài viết trên trang chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

Thiết kế website www.webso.vn