Cordyceps

Chữa bệnh trầm cảm như thế nào mà không cần thuốc tây

Minh Châu đăng lúc 4 năm trước

Trong xã hội hiện đại, trầm cảm là một chứng bệnh tâm lý khá nguy hiểm xảy ra với hầu hết mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, tình trạng sức khỏe hay địa vị xã hội. Triệu chứng dần hình thành khi người bệnh phải chịu quá nhiều áp lực trong công việc, học tập và các mối lo khác. Những cú sốc tâm lý hay biến cố trong quá khứ cũng là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Việc điều trị dứt điểm là một quá trình lâu dài đòi hỏi nhiều nỗ lực từ phía người bệnh. Vậy chữa bệnh trầm cảm như thế nào mà không cần dùng thuốc vẫn hiệu quả?

Avatar detail

Bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, gây ra một cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất. Nếu nỗi buồn kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, nó có thể khiến bạn khó làm việc hoặc vui vẻ với gia đình hoặc bạn bè, thậm chí trong những trường hợp nghiêm trọng, chứng trầm cảm có thể dẫn bạn đến ý định tự tử. Trong các dạng trầm cảm, trầm cảm sau sinh là tình trạng rất phổ biến.

Trầm cảm là một căn bệnh rất phổ biến. Theo thống kê, đến 80% dân số sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc sống của mình. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.

Biểu hiện của bệnh trầm cảm

Triệu chứng trầm cảm khá đa dạng và khác nhau ở mỗi người, chẳng hạn như khi bị trầm cảm, có người sẽ ngủ nhiều hơn, có người lại rất khó ngủ hoặc có người thi ăn nhiều hơn, trong khi một số người lại mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu trầm cảm nhẹ thường xuất hiện như:

  • Không thể tập trung
  • Cảm thấy vô cùng mệt mỏi
  • Cảm thấy buồn hoặc trống rỗng
  • Cảm thấy vô vọng, dễ bị kích động, lo lắng hoặc cảm thấy có lỗi
  • Mất hứng thú với việc quan hệ tình dục
  • Nhức đầu, đau bụng hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa
  • Trầm cảm nghiêm trọng có thể dẫn đến ý định tự tử, hoặc cố tìm cách tự tử.

Có thể có các dấu hiệu và biểu hiện trầm cảm khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu nhận biết bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chữa bệnh trầm cảm như thế nào?

1. Chữa bệnh trầm cảm bằng cách suy nghĩ tích cực

Nếu cảm thấy cuộc sống đang bị quá nhiều áp lực đè nén khiến bản thân có suy nghĩ tự ti và bi quan, thì hãy sắp xếp lại, dành thời gian cho chính mình nhiều hơn. Tập đối phó với căng thẳng bằng cách hít thở sâu. Tìm đọc những cuốn sách mang sắc màu lạc quan, về cuộc sống lạc quan. Hoặc thử tham gia các hoạt động giải trí, trải nghiệm những điều mới, mở lòng với mọi người, đừng giam mình vào góc tối và để sự chán nản chiếm lấy suy nghĩ, cảm xúc của bạn.

Suy nghĩ tích cực giúp chữa bệnh trầm cảm hiệu quả
Suy nghĩ tích cực giúp chữa bệnh trầm cảm hiệu quả

2. Điều chỉnh thói quen và công việc hằng ngày

Tiếng cười là phương thuốc hữu hiệu cho mọi loại bệnh tật. Cười nhiều hơn sẽ giúp tinh thần phấn chấn và còn có tác dụng lan tỏa đến những người xung quanh, giúp cải thiện các mối quan hệ. Ngoài ra, hãy luôn tử tế trong bất kỳ hoàn cảnh nào bởi lối cư xư đẹp tạo ra lòng biết ơn, cải thiện tâm trạng và nâng cao ý nghĩa cuộc sống.

3. Hạn chế tiếp xúc các thiết bị công nghệ

Tương tác xã hội rất quan trọng với những người đang có dấu hiệu bị trầm cảm. Đừng để bản thân ngập chìm trong thế giới ảo và để điện thoại, máy tính chi phối cuộc sống thực của bản thân. Lâu dần, các thiết bị số sẽ tạo cho bạn tâm lý ngại giao tiếp, ít nói và thu mình với thế giới ảo, đây là một trong những nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm. Hãy sử dụng thiết bị thông minh một cách thông minh hơn. Nếu không thật sự cần đến chúng vì lý do công việc, hãy gác sang bên và tập trung cho các mối quan hệ thật, cho những trải nghiệm thật.

4. Thiết lập chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp

Lên kế hoạch để có một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp bạn ngăn ngừa cảm giác chán ăn hoặc thèm ăn mất kiểm soát. Hãy thử ăn nhiều thực phẩm có axit béo omega-3 như cá hồi hay cá ngừ, axit folic như cải bó xôi và bơ, chúng có tác dụng hạn chế chứng trầm cảm rất tốt.

Ăn uống nghỉ ngơi hợp lý giúp chữa bệnh trầm cảm
Ăn uống nghỉ ngơi hợp lý giúp chữa bệnh trầm cảm

Đối với giấc ngủ, hãy tập thói quen đi ngủ và thức dậy đều đặn, đúng giờ và chú ý để các thiết bị điện tử cách xa cơ thể ít nhất 2m khi ngủ. Nếu khó ngủ, hãy thử sử dụng các thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ ngon như: hạt sen, củ sen, đậu xanh, nước ép cà chua… Thời gian đầu có thể rất khó để tạo cho bản thân thói quen sinh hoạt điều độ, nhưng hãy giữ cho mình sự kiên trì, vì đó là tất cả những gì bạn cần để đối phó với chứng trầm cảm!

5. Tăng cường rèn luyện thể chất để chữa bệnh trầm cảm

Hãy quan tâm và chăm sóc vẻ ngoài nhiều hơn! Một ngoại hình đẹp sẽ giúp bạn giảm đáng kể sự tự ti và mặc cảm về bản thân. Ngoài ra, nên tăng cường tập thể dục, có thể là các bài tập nhẹ nhàng buổi sáng, các khóa tập gym, học múa, hoặc bất cứ môn thể thao nào bạn thích, chẳng hạn như bơi lội hay cầu lông,.. Tập thể dục sẽ tạo ra hóc môn endorphins khiến cho não bộ cảm thấy vui vẻ, sáng tạo, tự tin và tràn đầy sức sống.

6. Điều trị bệnh trầm cảm theo liệu pháp y học cổ truyền

Các nhà khoa học đã chứng minh sự liên quan chặt chẽ giữa hệ thần kinh và hoạt động cơ bắp. Khi tâm tư lo lắng, không ổn định, thì nội tạng bị xáo trộn và cơ bắp dễ bị tổn thương. Vì vậy, giúp thần kinh được thư giãn sẽ giảm bớt áp lực cơ bắp, thả lỏng cơ thể để điều trị chứng trầm cảm hiệu quả. Thực hiện tuần tự các động tác sau mỗi khi thấy căng thẳng:

  • Vuốt ấm vành tai: dùng ngón trỏ và ngón cái vuốt dọc hai vành tai từ trên xuống dưới, khoảng 21 lần, giúp vành tai ấm lên và khí huyết lưu thông.
  • Vuốt dọc xương chân mày: dùng hai ngón trỏ vuốt từ đầu chân mày dọc theo mô xương ra đến phía ngoài đuôi mắt.
  • Vuốt dọc hai bên mũi: dùng hai ngón trỏ vuốt hai bên sống mũi, từ điểm giữa hai chân mày qua thân mũi và khóe miệng đến góc cằm.
  • Day ấn huyệt Ấn đường: dùng một ngón trỏ ấn nhẹ vào điểm giữa hai chân mày trong vài giây, day thành vòng tròn quanh điểm này khoảng 21 vòng, có tác dụng giảm đau và an thần.
  • Kích thích vùng sau đầu: đặt hai bàn tay lên gáy, sát cạnh hai tai, vuốt nhẹ dọc sau vành tai, giúp chống khí nghịch và điều trị chứng suy nhược thần kinh.
  • Hít thở sâu: cuối cùng, đặt mình thoải mái trên ghế tựa hoặc nằm xuống giường, nghỉ ngơi ở một nơi yên tĩnh, thoáng mát.
Các liệu pháp y học cổ truyền giúp chữa bệnh trầm cảm
Các liệu pháp y học cổ truyền giúp chữa bệnh trầm cảm

Một trong những yếu tố quan trọng nhất của việc ngăn chặn và điều trị dứt điểm chứng trầm cảm là phải loại bỏ ngay tâm trạng chán nản, bất lực. Thay đổi suy nghĩ chính là chìa khóa vực dậy tinh thần lạc quan, tạo động lực để đứng lên và bắt đầu hành động. Chỉ cần vài thay đổi nhỏ trong suy nghĩ và hành động, kết hợp với những liệu pháp đơn giản trên, chứng trầm cảm sẽ không bao giờ còn là nỗi lo nữa.

Trên đây là 6 cách chữa trầm cảm trả lời cho câu hỏi chữa bệnh trầm cảm như thế nào mà không cần dùng thuốc. Hy vọng từ những thông tin trên bạn có thể bỏ túi những kiến thức bổ ích để tâm lý và cuộc sống thoải mái hơn. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

Chữa bệnh trầm cảm như thế nào mà không cần thuốc tây


Đánh giá

Thêm canxi không gây bệnh về mắt

Thêm canxi không gây bệnh về mắt

Các nhà khoa học thuộc Viện Mắt quốc gia Mỹ phát hiện bổ sung canxi vào chế độ ăn uống sẽ làm giảm nguy cơ bị thoái hóa

Chữa bệnh trầm cảm như thế nào mà không cần thuốc tây
17/10/2019
774 Lượt xem
0 Thảo luận
Danh mục
Sống khoẻ
Quảng cáo bottom
Thông tin cuối website
© 2017-2018 Thị Trường Thuốc
Chuyên trang tin tức về Thị Trường Thuốc
Văn phòng đại diện: 345 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM
Email: lienhe@thitruongthuoc.com
Hotline: 08 1800 6821

Ban biên tập Thị Trường Thuốc

Địa chỉ: 345 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM

Web đang xây dựng, mong Qúy khách góp ý để hoàn thiện hơn.

Địa chỉ: 345 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM

Email: lienhe@thitruongthuoc.com

© Copyright 2019 thitruongthuoc.com, all rights reserved. 

*** Website là TRANG THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ. Các bài viết trên trang chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

Thiết kế website www.webso.vn