Cordyceps

Cẩm nang sức khỏe: Lá ngãi cứu có tác dụng gì?

Minh Châu đăng lúc 4 năm trước

Lá ngãi cứu từ xưa nay được biết đến là một loại thức ăn cũng như là một loại thuốc nam chữa được nhiều bệnh. Vậy lá ngãi cứu có tác dụng gì cùng tham khảo qua bài viết sau đây

Avatar detail

Lá ngãi cứu

Cây ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris L, là loại cây thân thảo thuộc họ Cúc Asteraceae. Dân gian còn có cái tên khác gọi đó là ngải điệp hay cây thuốc cứu. Ngải cứu có rất nhiều công dụng như giúp lưu thông tuần hoàn máu não, an thai, điều hòa kinh nguyệt,…

Là một trong những loại cây thân thảo sống nhiều năm, thân cây có nhiều những rãnh dọc. Lá ngải cứu không có cuống và lá thường mọc sole nhau, 2 mặt trên dưới của lá có màu khác nhau, mặt trên có màu xanh thẫm và nhẵn, còn phần phía dưới thì lại có nhiều lông nhỏ màu trắng tro.

Ngải cứu thường được mọc hoang ở khắp các vùng miền trên cả nước, người ta cũng thường trồng quanh nhà, quanh nhà thuốc,…Người ta thường sử dụng lá hoặc ngọn vào mùa hè để tươi hoặc cũng có thể phơi khô trong bóng râm. Ngải cứu phơi khô có thể tích trữ được lâu, lá ngải cứu phải khô còn được gọi là ngải điệp, còn phơ khô mà cắt thành bột vụn lọ lấy lông trắng và tơi người ta gọi đó là ngải nhung.

Lá ngãi cứu có tác dụng gì?

1. Lá ngãi cứu có tác dụng gì với da?

Ngải cứu có tác dụng làm đẹp với mọi làn da: Nó làm mềm và giữ ẩm cho da khô rất tốt. Với những người có làn da nhờn, ngải cứu lại có tác dụng phân giải chất béo, loại trừ những cặn bã bám trên da, nên nó là chất làm sạch da rất tốt.

Lá ngải cứu có tác dụng làm đẹp da hữu ích
Lá ngải cứu có tác dụng làm đẹp da hữu ích

Trong ngải cứu có tanin – là chất có tác dụng giúp ngăn ngừa các vết chàm, mụn nước nhỏ và một số chứng bệnh viêm da khác. Mặt khác, nó còn chưa một số hoạt chất giúp xúc tiến tuần hoàn máu toàn thân, nhờ vậy có thể cải thiện quá trình trao đổi chất, giúp cho da được nuôi dưỡng tốt, vết thương mau lành và nhanh lên da non.

Cách chăm sóc da với ngải cứu

Đắp mặt nạ ngải cứu: Rửa sạch mặt rồi lấy ngải cứu đã được xay nhuyễn đắp lên da khoảng 20 phút. Cách làm này giúp giữ độ ẩm cho da, tái tạo bề mặt da, giúp da trắng hồng mịn màng, đặt biệt hữu ích với người bị mụn trứng cá.

Rửa mặt bằng nước ngải cứu: Cách làm này hiệu quả tương tự cách trên. Rửa sạch ngải cứu, đun sôi rồi để nguội. Buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ đem thấm với khăn mềm rồi đem đắp lên mặt. Khi nào khăn khô rửa lại mặt với nước sạch.

2. Ngải cứu có tác dụng chữa đau lưng, gai cột sống

Bài thuốc uống

  • Nguyên liệu: Chuẩn bị lá ngải cứu và mật ong
  • Cách làm: Lấy 300g ngải cứu tươi rửa sạch sau đó giã nát, thêm 2 muỗng mật ong, vắt lấy nước uống trưa, chiều.
  • Thời gian điều trị: Uống liên tục trong 1-2 tuần bệnh tình sẽ giảm đi trông thấy!

Bài thuốc đắp

  • Nguyên liệu: Cỏ ngải cứu, dấm nuôi, mảnh vải thưa, muối hột.
  • Cách làm: Ngải cứu tươi sau khi rửa sạch, vẩy cho khô nước rồi giã nát. Dấm nuôi đun thật nóng. Sau đó dùng mảnh vải thưa bọc bã ngải cứu đã giã nát trộn cùng muối hột và dấm đun đem chườm vào vùng bị gai sau khi nguội thì buộc cố định lại khoảng 1 tiếng và làm hàng ngày.

3. Lá ngãi cứu có tác dụng giúp điều hòa kinh nguyệt

Đối với chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì có thể sử dụng cây ngải cứu để giải quyết vấn đề này bằng cách sau đây.

Lá ngãi cứu giúp điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ
Lá ngãi cứu giúp điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ

Sử dụng 10g ngải cứu khô, sắc cùng với 200ml nước, khi sắc cô lại được còn 100ml nước thuốc đã được chưng cất, chúng ta chia 100ml đó thành 2 liều, uống luôn trong ngày, mỗi lần 50ml. Uống từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc kỳ kinh nguyệt đó sẽ cho hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc khác từ cây ngải cứu

  • Bột ngải cứu, bột mạch nha theo tỉ lệ 1:3, mật ong vừa đủ, làm viên bổ máu 6-10 g, ngày ăn 1-2 viên.
  • Cao hương ngải điều kinh, điều hòa tuần hoàn não: ngải cứu, củ gấu, ích mẫu, bạch đồng nữ tỷ lệ bằng nhau, nấu thành cao lỏng tỉ lệ 1:1, uống 30-60ml/ ngày.

Lưu ý khi dùng lá ngãi cứu

Sử dụng ngải cứu đúng cách sẽ rất tốt co việc chữa và điều trị bệnh. Tuy nhiên một số trường hợp sau đấy nếu sử dụng cây ngải cứu thì tậm chí tình hình bệnh ngày càng trở nên xấu đi hơn:

  • Những bện nhân đang mắc phải căn bệnh viêm gan: Khi ăn ngải cứu vào thì sẽ gây rối loạn chuyển hóa của các tế bào gan khiến da vàng đi, nước tiểu đục…
  • Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu: Đây là thời điểm nhạy cảm của chị em phụ nữ chính vì thế mà không nên dùng bất kỳ loại dược liệu nào để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi
  • Bệnh nhân bị rối loạn đường ruột: Đối với bệnh nhân mắc phải căn bệnh này thì tuyệt đối không được sử dụng ngải cứu vì có thể dẫn tới những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Trên đây là một số câu trả lời cho lá ngãi cứu có tác dụng gì, hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có những phương pháp và bài thuốc phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và những người thân khác. Chúc các bạn sức khỏe.

Cẩm nang sức khỏe: Lá ngãi cứu có tác dụng gì?


Đánh giá

Thêm canxi không gây bệnh về mắt

Thêm canxi không gây bệnh về mắt

Các nhà khoa học thuộc Viện Mắt quốc gia Mỹ phát hiện bổ sung canxi vào chế độ ăn uống sẽ làm giảm nguy cơ bị thoái hóa

Cẩm nang sức khỏe: Lá ngãi cứu có tác dụng gì?
18/10/2019
1071 Lượt xem
0 Thảo luận
Danh mục
Sống khoẻ
Quảng cáo bottom
Thông tin cuối website
© 2017-2018 Thị Trường Thuốc
Chuyên trang tin tức về Thị Trường Thuốc
Văn phòng đại diện: 345 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM
Email: lienhe@thitruongthuoc.com
Hotline: 08 1800 6821

Ban biên tập Thị Trường Thuốc

Địa chỉ: 345 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM

Web đang xây dựng, mong Qúy khách góp ý để hoàn thiện hơn.

Địa chỉ: 345 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM

Email: lienhe@thitruongthuoc.com

© Copyright 2019 thitruongthuoc.com, all rights reserved. 

*** Website là TRANG THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ. Các bài viết trên trang chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

Thiết kế website www.webso.vn